Mẹo tự xây nhà không phát sinh chi phí

Mong muốn có được ngôi nhà đầy đủ tiện nghi với một khoản tiền vừa đủ trong tay là mong muốn của không ít cặp vợ chồng đang muốn ra riêng. Bạn vẫn có thể làm được điều này nếu có một kế hoạch thực hiện hoàn chỉnh. Dưới đây là một trường hợp điển hình của vợ chồng chị Nhung (35 tuổi, Hà Đông) mà bạn có thể tham khảo:

Chỉ với 720 triệu đồng, gia đình chị Nhung đã sở hữu một ngôi nhà mới 3 tầng khang trang, đẹp mắt nhờ lên kế hoạch chi tiêu hợp lí.

Cầm 750 triệu đồng trong tay, vợ chồng chị Hồng Nhung quyết định xây ngôi nhà mới thay cho ngôi nhà cũ đã sập sệ. Họ dự tính xây căn nhà 3 tầng với tổng kinh phí 700 triệu đồng. Tuy nhiên, khi nói kế hoạch trên, hầu hết chị Nhung bị bạn bè can ngăn. Nhất là người thân của chị cho rằng sẽ không đủ vì trong quá trình xây dựng sẽ phát sinh chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng nữa.

Quyết tâm không để phát sinh ngoài dự tính, chị Nhung đã lên kế hoạch xây nhà và thực hiện một cách nghiêm ngặt sao cho đúng số tiền đã dự tính.

1. Thiết kế

Thay vì thuê kiến trúc sư thiết kế bản vẽ khi xây nhà, vợ chồng chị Nhung đã tự tham khảo các kiểu nhà đang thịnh hành, bắt mắt rồi cùng nhà thầu điều chỉnh, bổ sung cho hợp với khu đất của vợ chồng cũng như ý muốn của gia chủ. Riêng khoản thiết kế này, gia đình chị Nhung đã tiết kiệm được 20-30 triệu đồng.

xay nha cap 4 gia re 4854 21 Mẹo tự xây nhà không phát sinh chi phí

Ngoài ra, khi đã có bản thiết kế ưng ý trong tay, thì chắc chắn không được thay đổi trong thời gian thi công. Vì nếu thay đổi sẽ làm trì trệ thời gian thi công, phát sinh thêm kinh phí ngoài dự kiến.

Bên cạnh đó, anh chị cũng tự thiết kế vừa đủ, không nên quá rộng vì nếu như thế sẽ tốn thêm một phần kinh phí không đáng có khi xây nhà.

2. Tham khảo những ngôi nhà mới xây

Trước khi xây nhà, vợ chồng chị Nhung đã tìm đến những ngôi nhà 3 tầng mới xây, thiết kế tương tự để tìm hiểu về giá cả, đại lý mua vật liệu xây dựng để có kế hoạch chi tiêu hợp lí nhất.

Ngoài ra vợ chồng chị còn tìm hiểu thái độ công việc của nhà thầu, về chi phí xây dựng, những khoản phát sinh ngoài dự tính… để từ đó đúc rút kinh nghiệm, bổ sung cái nào cần thiết, hạn chế cũng như tìm nhà thầu phù hợp, giá rẻ.

3. Tham khảo giá cả thị trường

Trước khi chọn mua vật liệu xây dựng, vợ chồng chị Nhung đã dành thời gian đi tham khảo giá một số đại lí cấp 1 chuyên cung cấp vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép, cát, đá… để lựa chọn. Họ ưu tiên những đại lí gần nhà để tiết kiệm chi phí vận chuyển.

“Vợ chồng tôi tính toán kỹ lưỡng, bao nhiêu gạch, xi măng, sắt thép… là đủ cho cả ngôi nhà để đặt hàng luôn một lần. Hạn chế mua thiếu vì nếu thế sẽ phải mua lẻ ở các cửa hàng bên ngoài, rất tốn kém”.

Ngoài thời gian tham khảo thị trường, chị Nhung còn lên mạng tìm hiểu vật giá vật liệu xây dựng, so sánh với giá cả ngoài thị trường để lựa chọn. Việc lên mạng tìm hiểu còn giúp vợ chồng chị Nhung tìm đến địa chỉ những đại lí vừa khai trương, tồn kho đang có chương trình giảm giá, giá ưu đãi để tiết kiệm chi phí.

4. Chọn nhà thầu uy tín

Đây là khâu khá quan trọng mà vợ chồng chị Nhung tốn nhiều công sức nhất. Bởi theo anh chị, chọn nhà thầu uy tín là nhà thầu có trách nhiệm với công việc, mang lại lợi ích cho chủ nhà, sẽ cho ra một công trình chất lượng, giá cả phù hợp,. Thêm nữa, nhà thầu này cũng tránh được những chi phí phát sinh không đáng có, đảm bảo an toàn lao động cho gia đình chị trong suốt quá trình thi công.

xay nha cap 4 gia re 4854 14 Mẹo tự xây nhà không phát sinh chi phí

“Sau khi làm việc với 5 nhà thầu ở địa bàn, vợ chồng tôi quyết định chọn một nhà thầu có gói thầu rẻ lại nhiệt tình tư vấn về kinh nghiệm xây nhà, khối lượng vật liệu cần mua và cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trong thời gian thi công công trình”.

5. Ưu tiên vật liệu công nghệ mới

Vật liệu công nghệ mới thường có giá rẻ hơn so với vật liệu truyền thống. Chọn những loại vật liệu này sẽ tiết kiệm 1/3 chi phí. Vợ chồng chị Nhung dùng cửa nhôm kính thay cho cửa gỗ. Dùng tấm ngăn 3D, thạch cao thay thế cho việc xây ngăn vách truyền thống. Dùng sò (táp lô) thay cho gạch…

Thay vì làm cầu thang gỗ, vừa nặng nề lại tốn kém, vợ chồng chị Nhung đổi mới hoàn toàn, lan can inox, bậc cầu thang ốp gạch, mũi bậc cầu thang bằng đá hoa cương.

6. Điện nước tự làm

Do chồng chị làm kỹ thuật nhưng anh xã chị lại rất thạo đi đường điện nước nên sau khi gần hoàn tất, một mình anh làm hết điện nước của 3 tầng. Theo đó, vợ chồng chị đã tiết kiệm 1 khoản chi phí 10-20 triệu đồng.

Tóm lại, cũng vì lên kế hoạch, tính toán một cách phù hợp, chặt chẽ, khi bàn giao nhà, tính toán hết, vợ chồng chị Nhung vui mừng khi chi phí phát sinh chỉ 20 triệu đồng chứ không phải hàng trăm triệu như bạn bè, đồng nghiệp đã từng xây nhà trước đó nói. Ai cũng khen vợ chồng chị tính toán khéo léo. Và cá nhân chị Nhung rất hài lòng với ngôi nhà mới khi chỉ với 720 triệu đồng, gia đình chị được sở hữu một ngôi nhà ưng ý.

7. Nhờ tư vấn từ các kỹ sư quen biết

Một vấn đề không thể thiếu là kiến thức và kỹ thuật thi công công trình. Nếu bạn muốn tự làm hoàn toàn trong hoàn cảnh không có tư vấn của các kỹ sư, ngôi nhà của bạn vẫn có thể hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên có thể có nhiều vấn đề nảy sinh sau đó mà bạn không hề nghĩ đến trước đó do thiếu kiến thức kỹ thuật như: thấm nước sàn, thấm nước mái, ốp lát gạch và xây tường không thẳng gây mất thẩm mỹ, nứt dầm sàn do bố trí cốt thép sai cấu tạo…

Do vậy, bạn nên tìm xem xung quanh có bạn bè nào là kỹ sư xây dựng thì nên nhờ tư vấn một số yếu tố kỹ thuật trước khi tiến hành xây dựng để hạn chế rủi ro.

Hoặc bạn cũng có thể tham khảo các vấn đề kỹ thuật từ các trang web xây dựng. GROUP 4N cũng là nơi thường xuyên chia sẻ các kinh nghiệm thi công mà bạn có thể tham khảo như các bài dưới đây:

>>> Chống thấm sàn bê tông

>>> Chống thấm sàn mái

>>> Nứt sàn bê tông – Nguyên nhân và cách xử lý vết nứt

8. Lưu ý các vấn đề thiết kế phù hợp phong thủy

Ngoài kiến thức kỹ thuật thi công, bạn cũng nên tham khảo trước các kiến thức phong thủy được chia sẻ khá phong phú nhằm thiết kế nên ngôi nhà có kiến trúc hài hòa, phù hợp phong thủy, mang lại sức khỏe, tài lộc. GROUP 4N cũng đã chia sẻ nhiều bài viết ở chuyên mục Phong thủy mà bạn có thể tham khảo thêm như:

>>> La bàn phong thủy, la kinh phong thủy

>>> Phong thủy cầu thang

>>> Phong thủy nhà bếp

Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm của GROUP 4N với hy vọng bạn sẽ có được mái nhà ấm cúng với chi phí rẻ nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *