Chống thấm sàn bê tông bằng phương pháp tự nhiên, không tốn chi phí

Chống thấm sàn bê tông là vấn đề luôn làm đau đầu hầu hết các nhà thầu thi công cũng như chủ nhà. Chỉ cần một chút bất cẩn hoặc thiếu kỹ thuật trong quá trình thi công đã có thể dẫn đến sự cố thấm sàn và việc khắc phục thấm sàn tốn rất nhiều chi phí cũng như khó có thể giải quyết triệt để.

Việc chống thấm sàn yêu cầu phải tạo ra những lớp phòng thủ để chống lại sự xâm nhập của nước từ bên trên thấm xuống dưới. Trong đó lớp phòng thủ cuối cùng và quan trọng nhất chính là tăng khả năng chống thấm của bê tông. Dưới đây Xây nhà trọn gói Đà Nẵng – GROUP 4N xin chia sẻ đến bạn cách tăng cường khả năng phòng thủ – chống thấm của lớp bê tông bằng phương pháp tự nhiên cực kỳ hiệu quả và không hề tốn chi phí.

Nguyên lý của việc nước thấm xuyên qua bê tông

Để tìm cách tăng khả năng chống thấm cho sàn bê tông, đầu tiên cần hiểu nguyên lý của việc nước thẩm thấu qua bê tông.

Nhìn bề ngoài, bêtông có cảm giác là một khối cực kỳ đặc chắc và cứng, nhưng về mặt cấu tạo hạt, thực chất bên trong bê tông có rất nhiều lỗ nhỏ và khe hở li ti, kích thước chừng vài % mm (milimet) đến khoảng 1mm. Các lỗ nhỏ li ti này được tạo ra từ một số nguyên nhân sau:

Quá trình tạo bọt khí trong quá trình phản ứng hóa học của xi măng

Khi xi măng tiếp xúc với nước sẽ xảy ra phản ứng hóa học. Quá trình này sẽ sản sinh ra các chất tạo liên kết và các bọt khí CO2. Các bọt khí này nằm lại trong bê tông và sẽ tạo ra các lỗ nhỏ li ti.

Do khoảng trống giữa các loại vật liệu

Bê tông là một hỗn hợp cấp phối bao gồm xi măng + cát + đá dăm + nước trộn lẫn với nhau nhằm tạo một khối có các hạt xen kẽ nhau kín kẽ, đặc chất. Tuy nhiên, thực chất luôn tồn tại khoảng hở giữa các hạt vật liệu này do cấu tạo hình học không vuông vắn của các hạt nên không thể xếp kín với nhau.
chống thấm sàn mái

Do quá trình co ngót tạo khe nứt

Khi bê tông được thi công xong và bắt đầu tạo cường độ cũng là lúc hơi nước trong bê tông bốc hơi. Điều này làm giảm thể tích của bê tông dẫn đến sự căng kéo giữa các hạt xi măng, các mối liên kết. Thông thường ở thời điểm ban đầu, lực căng kéo này sẽ lớn hơn lực dính của các hạt xi măng dẫn đến hình thành các vết nứt từ bề mặt đến trong lòng bê tông, tạo thành các khe hở để nước len lỏi vào.

Đây chính là những con đường chính mà nước sẽ xuyên qua để thấm xuống mặt dưới của bêtông.
son chong tham mai lo thien 696x372 1 Chống thấm sàn bê tông bằng phương pháp tự nhiên, không tốn chi phí
Hình ảnh bêtông 7 ngày tuổi được phóng đại 2700 lần

Các biện pháp chống thấm sàn bằng phương pháp tự nhiên

Các lỗ nhỏ li ti hoặc khe nứt co ngót như đã nói trên chính là cửa ngõ để nước dễ dàng thấm xuống bên dưới bề mặt bê tông. Chính vì vậy, việc đầu tiên của biện pháp chống thấm sàn phải tìm cách khắc phục những nhược điểm ở trên. Bạn có thể tham khảo những biện pháp bên dưới:

Sử dụng phương pháp đầm bê tông 2 lần.

Bọt khí được tạo ra trong quá trình bê tông xảy ra phản ứng hóa học (thủy hóa) để tạo chất keo dính. Quá trình này thông thường diễn ra từ 2h (đối với bê tông không sử dụng phụ gia) đến 4h (có sử dụng phụ gia hóa dẻo cho bê tông). Như vậy, để giảm thiểu bọt khí tồn tại trong bê tông đồng thời tăng độ đặc chắc của bê tông, bạn có thể sử dụng phương pháp đầm 2 lần trong thời gian bê tông còn quá trình ninh kết như sau:

– Đầm lần 1: khi bê tông vừa được đưa lên sàn. Lần đầm này giúp bê tông được trộn đều và len lỏi xuống các kẻ hở nhỏ trong cốp pha, đồng thời cũng làm thoát các bọt khí đã có sẵn trong bê tông do quá trình trộn cũng như sinh ra trong quá trình vận chuyển.

– Đầm lần 2: được thi công sau khi đầm lần 1 ít nhất 30 phút. Nếu sử dụng bê tông có phụ gia, thời gian ninh kết kéo dài đến 4h, bạn có thể chờ 1h trước khi thực hiện đầm lần 2. Trình tự đầm lần 2 cần đi theo trình tự của đầm lần 1 để đảm bảo bê tông được đầm đều đặn ở thời gian ninh kết như nhau. Quan sát quá trình đầm lần 2 như video bên dưới, bạn sẽ thấy có khá nhiều bọt khí tiếp tục nổi lên trên bề mặt bê tông.

– Sau khi đầm lần 2 xong, tiến hành hoàn thiện mặt bê tông.

Sika Membrane
GROUP 4N thực hiện đầm lần 2 trong thực tế thi công

Giảm khoảng trống giữa các vật liệu

– Để giảm thiểu các lỗ rổng do các hạt chưa trộn đều với nhau, bạn cần thực hiện đầm kỹ bê tông thật kỹ. Tuy nhiên chỉ nên đầm mỗi vị trí không quá 05 giấy để tránh gây phân tầng cho bê tông (là hiện tượng các loại đá nặng hơn bị chìm xuống dưới tạo ra hỗn hợp bê tông không đều, làm giảm cường độ bê tông)

– Ngoài ra, có thể trộn thêm một số loại phụ gia chuyên dùng trộn vào bê tông. Đặc tính của các loại phụ gia này là ở thể siêu nhỏ. Kích cỡ hạt của phụ gia nhỏ hơn hàng chục lần so với hạt xi măng, có tác dụng len lỏi vào những khe hở còn lại để tăng cường độ lấp kín và đặc chắc của bê tông, giúp tăng cường khả năng chống thấm.

Chú trọng bảo dưỡng bê tông ngay sau khi thi công

Để chống hình thành các vết nứt co ngót, biện pháp tốt nhất là chống thoát hơi nước khỏi bê tông bằng các một trong các phương pháp bảo dưỡng như sau:

– Ngâm nước bề mặt bê tông ngay sau khi thi công. Tuy nhiên, do mới thi công, bê tông chưa đông kết thành khối cứng nên cần phải tưới nước lên sàn qua trung gian tấm lót (có thể là bao xi măng, mảnh vải bố, hoặc miếng ván gỗ). Bạn nên ngâm hoàn toàn bê tông trong nước trong 03 ngày đầu do thời gian này bê tông hình thành liên kết mạnh nhất, dễ bị nứt nhất.

chống thấm sàn mái bằng nhựa đường
GROUP 4N ngâm ngập nước bê tông chống thấm sàn mái

– Phủ bạt hoặc vải bố giữ ẩm lên bề mặt bê tông. Phương pháp này chỉ thực hiện được khi bê tông đã tương đối đông kết và có thể đi lại được trên bề mặt. Tuy nhiên trước đó cần tưới giữ ẩm cho bề mặt bê tông để tránh nứt trước khi bảo dưỡng. Lưu ý: cần tạo độ ẩm cho vải bố trước khi phủ lên, tránh trường hợp vải bố còn khô sẽ hút nước trong bê tông.

– Rải cát ẩm lên bề mặt bê tông sau khi đổ. Phương pháp này cũng có thể giúp bảo dưỡng bê tông. Tuy nhiên không phải là phương pháp tối ưu nên GROUP 4N khuyên bạn hạn chế dùng.

Kết luận

Trên đây là phương pháp chống thấm sàn tự nhiên mà cực kỳ hiệu quả và hoàn toàn miễn phí, đã được GROUP 4N áp dụng cho nhiều công trình, mang lại hiệu quả cao.

Và nếu đã tìm hiểu về chống thấm sàn bê tông, hẳn bạn không thể bỏ qua nội dung bài viết Chống thấm sàn mái – Các biện pháp chống thấm và Quy trình thi công

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có kinh nghiệm để tạo lớp phòng thủ đầu tiên cho bê tông khi thực hiện chống thấm.

Xem thêm >>> Nứt sàn bê tông – Nguyên nhân và cách xử lý vết nứt

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *